Ngành Tâm lý học

/ Quản lý kinh tế

Ngành Tâm lý học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực hiện tượng liên quan đến tâm lý, nội tâm của con người. Các vấn đề về tâm lý bao gồm hành vi, tinh thần, tư tưởng, lối suy nghĩ và cảm xúc của con người.

Có thể nói rằng ngành Tâm lý học sẽ khai thác, làm rõ bản chất con người. Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá những ảnh hưởng của môi trường cũng như yếu tố ngoại cảnh đến tâm lý con người. Không chỉ dừng ở việc nghiên cứu, ngành Tâm lý học còn giải thích chuyên sâu vào quá trình suy nghĩ, cách thực hiện và lý luận những hành vi đó.

1. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần song song với việc chăm sóc sức khỏe thể chất để có cuộc sống hài hoà về mọi mặt. Vì vậy, cử nhân ngành tâm lý học có nhiều sự lựa chọn và cơ hội nghề nghiệp hơn trong nhiều lĩnh vực. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau như: chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện, giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm; chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học,... Ngoài ra nếu bạn có năng khiếu diễn đạt thì bạn có thể trở thành chuyên gia dạy kỹ năng mềm, nhà diễn thuyết nổi tiếng hay người truyền cảm hứng tuyệt vời.

- Bác sĩ điều trị tâm lý: Bạn sẽ đảm nhận vai trò chăm sóc sức khỏe tinh thần để giúp người mắc các chứng bệnh về Tâm lý có đời sống tinh thần tốt hơn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý có thể làm việc tại các trung tâm tư vấn, bệnh viện tâm thần, điều trị Tâm lý của người bệnh, áp dụng những phương pháp trị liệu phù hợp để điều trị cho người bệnh.

- Chuyên viên tham vấn: Là người sẽ gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết tại các trung tâm tư vấn, tổ chức phi chính phủ, trực các đường dây nóng,...

- Tư vấn tuyển dụng/Bộ phận nhân sự: Bạn có thể làm việc trong các bộ phận nhân sự, các vị trí tư vấn tuyển dụng của những công ty, tập đoàn, doanh nghiệp bởi vị trí này sẽ cần người hiểu biết về cảm xúc, thái độ và suy nghĩ của ứng viên, từ đó lựa chọn ra ứng viên phù hợp nhất.

- Chuyên gia tâm lý học đường: Tâm lý học đường chính là nơi xảy ra nhiều sự nổi loạn về tâm lý nhất bởi đây là lứa tuổi mới lớn, dễ dàng đưa ra những quyết định, hành động và lời nói bồng bột. Hiện nay một số trường tại Việt Nam và trên thế giới đã đầu tư để xây dựng phòng tư vấn Tâm lý học đường, nhằm chia sẻ, giúp đỡ và giải quyết các vấn đề tinh thần cho các bạn học sinh, sinh viên. Trở thành Chuyên gia tâm lý học đường bạn sẽ được làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Giảng dạy, nghiên cứu: Nếu là người có đam mê công việc giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề thuộc ngành Tâm lý, bạn có thể lựa chọn làm việc giảng dạy hoặc người nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.